Cách nhận biết các lỗi trên hệ thống phanh ô tô mà các tài xế cần biết

08:59 | 01/07/2019

Nhận biết những dấu hiệu không ổn định của hệ thống phanh xe và tiến hành sửa chữa kịp thời là những điều tài xế cần biết để đảm bảo an toàn khi vận hành phương tiện trên đường.

Cách nhận biết các lỗi trên hệ thống phanh ô tô mà các tài xế cần biết

Hệ thống phanh ô tô gặp lỗi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành phương tiện và đe dọa tình mạng của tài xế và hành khách trong xe. Dưới đây là một số cách nhận biết các lỗi trên hệ thống phanh ô tô khi gặp trục trặc để các bạn tham khảo.

1. Âm thanh phát ra từ hệ thống phanh

Hiện nay, các mẫu xe hiện đại thường sử dụng phanh đĩa ở bánh trước hoặc cho cả 4 bánh. Tại thời điểm phanh đĩa chưa hoàn thiện thì xe sử dụng phanh tang trống. Do đó, tiếng kêu ken két phát ra từ cơ cấu phanh mỗi khi tài xế đạp phanh là tín hiệu cho biết má phanh đã bị mòn và cần được thay thế sớm để đảm bảo an toàn.

2. Phanh không hoạt động ổn định

Hoạt động không còn nhịp nhàng, trơn tru khi đạp phanh là dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh đang có vấn đề và không chắc chắn về độ an toàn. Đặc biệt, khi tài xế giữ bàn đạp phanh trong thời gian dài nhưng chỉ lực phanh chỉ hiệu quả trong một giây rồi biến mất với chu kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần thì khả năng lớn là má phanh hoặc đĩa phanh đã bị hỏng. Trường hợp này, xe cần được thay thế đĩa phanh ngay lập tức và thay đồng thời từng cặp trước hoặc sau để đảm bảo xe hoạt động ổn định khi lưu hành.

3. Phải dùng lực mạnh khi đạp phanh

Nguyên nhân tài xế phải dùng lực mạnh khi đạp phanh là do phanh quá nặng, tác động nhẹ không có tác dụng. Nếu gặp phải trường hợp này, khả năng cao là trợ lực phanh của xe đã bị hỏng.

Thực tế, hầu hết các loại ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống phanh trợ lực chân không nhằm giảm sức cho người lái khi đạp phanh. Tuy nhiên,khi trợ lực phanh bị hỏng, rò khí không tạo ra áp suất chênh lệch đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Trường hợp này tài xế vẫn có thể phanh xe được nhưng phải sử dụng lực tác động lớn lên bàn đạp. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất và đảm bảo an toàn vẫn là nên đi sửa chữa và thay thế trợ lực.

4. Phanh hoạt động kém hiệu quả

Phanh hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường là do dầu phanh bị rò rỉ hoặc lẫn nước khiến áp lực dầu được tạo ra không đủ lớn khi tài xế đạp phanh. Trường hợp này tài xế cần mang xe đi kiểm tra và sửa chữa lại hoặc thay mới đường ống trước khi bổ sung thêm dầu hoặc thay dầu mới.

5. Phanh quá nhẹ, không có hiệu quả

Trường hợp phanh quá nhẹ còn nguy hiểm hơn phanh nặng bởi gần như khi tài xế đạp phanh, hiệu quả gần như không có. Điều này dễ khiến những tài xế “non tay” hoang mang và điều khiển phương tiện không còn sáng suốt như ban đầu.

Trường hợp phanh nhẹ có thể do hai nguyên nhân chính, đó là lỗi dầu lẫn khí hoặc xi lanh chính bị hỏng. Trong trường hợp dầu có lẫn bọt khí, khi tài xế đạp phanh, những bọt khí bị nén lại dễ dàng, áp suất tạo ra không đủ lớn để cơ cấu phanh hoạt động. Giải pháp là hãy tiến hành xả khí để đẩy hết khí ra ngoài. Còn trong trường hợp xấu hơn là xi-lanh chính bị hỏng, khả năng cao là bạn chỉ còn cách thay mới mà thôi.

Xem thêm:

 

Nguồn: Autopress

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore