10 sai lầm tài xế thường mắc phải khi lái xe ô tô

11:35 | 29/12/2018

Lái ô tô không đúng cách có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành, hiệu suất sử dụng nhiên liệu của xe và hao tốn chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Những sai lầm dưới đây thường bị nhiều người bỏ qua nhưng chúng sẽ quyết định độ bền của xe và tiết kiệm chi phí cho tài xế.

1. Mất tập trung khi lái ô tô

Mất tập trung khi lái ô tô

Bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại để đảm bảo sự tập trung khi lái xe ô tô

Sự mất tập trung thường đến từ việc tài xế sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe ô tô, nói chuyện lớn tiếng hoặc đùa giỡn với người ngồi trên xe. Việc mở nhạc to, ăn uống và hút thuốc cũng khiến người lái bị phân tâm.

Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại di động để tránh xao nhãng, nếu bắt buộc dùng thì hãy chuyển sang chế độ rảnh tay. Khi muốn nghe nhạc thì bạn cần chỉnh âm lượng vừa đủ để không bị xao lãng.

Trường hợp cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung, bạn nên dừng xe lại và nghỉ ngơi trước khi tiếp tục hành trình. Việc không ngủ suốt 17 tiếng sẽ khiến khả năng xử lý tình huống của tài xế kém đi như khi say rượu. Theo kinh nghiệm lái ô tô, sau mỗi 3 tiếng lái xe bạn nên nghỉ ngơi ít nhất khoảng 15 phút để lấy lại tỉnh táo.

2. Đặt chân trái lên bàn đạp côn

Đặt chân trái lên bàn đạp

Đặt chân trái lên chân côn là sai lầm phổ biến nhất mà tài xế thường mắc phải. Song, nhiều người không nhận ra vì xe vẫn có thể di chuyển bình thường cho đến khi ly hợp mòn. Chưa kể, thói quen xấu này sẽ làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát trên xe và khiến động cơ ở bánh xe không hoạt động hết công suất. Chính vì vậy, người lái nên bỏ chân khỏi bàn đạp côn khi điều khiển xe để giúp bộ ly hợp bền hơn gấp 2 lần.

2. Không điều chỉnh áp suất lốp

Không chỉnh áp suất lốp

Áp suất lốp cần phải được điều chỉnh định kỳ ít nhất hai lần/tháng. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa mà còn đảm bảo an toàn cho chủ xe trong những tình huống khẩn cấp. Khi nghiên cứu áp lực phù hợp cho từng loại lốp ô tô và kiểm tra đều đặn hàng tuần, lốp xe sẽ không tạo áp lực cho hệ thống cũng như hộp số, đồng thời kéo dài tuổi thọ của xe và lốp xe.

3. Cố chạy khi xe gần hết xăng

Cố chạy khi xe ô tô gần hết xăng

Việc cố chạy khi bình xăng gần cạn kiệt sẽ khiến động cơ ô tô bị hư hỏng và bạn phải tốn khá nhiều chi phí bảo dưỡng. Hiện nay, đa số các mẫu xe đời mới đều có ống bơm nhiên liệu nằm dưới đáy bình xăng. Khi nhiên liệu ở mức thấp, ống bơm buộc phải hoạt động nhiều hơn mới tiếp đủ năng lượng cần thiết cho động cơ. Hơn nữa, các chất độc hại và ô nhiễm trong nhiên liệu thường đọng lại dưới đáy bình chứa, nếu bơm cạn sẽ khiến động cơ xe hấp thu càng nhiều chất có hại hơn.

4. Khởi động ô tô sai cách vào mùa đông

Khi trời lạnh, nhiều người thường có thói quen ngồi vào xe và cho xe di chuyển ngay lập tức. Trên thực tế, việc này giúp bạn nhanh chóng làm nóng động cơ, nhưng theo thời gian, chúng sẽ tàn phá bộ máy của xe và gây nên những hư hỏng không thể khắc phục. Nguyên nhân là do ô tô bị lạnh, không có dầu bôi trơn để chạy hết công suất. Kể cả những mẫu xe hiện đại cũng phải khởi động ít nhất 30 giây mới được vận hành. Điều này giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao chất lượng hoạt động của động cơ.

5. Bật/tắt động cơ xe thường xuyên

Bật tắt động cơ xe ô tô thường xuyên

Điều này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của xe. Tuy nhiên, chúng lại tác động xấu đến bình nhiên liệu và hệ thống điều hòa. Lý do là vì việc bật tắt động cơ liên tục gây áp lực lên máy nén, dù chúng giúp tiết kiệm nhiên liệu trong thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, chúng sẽ hủy hoại động cơ và “ngốn” không ít tiền vào việc bảo dưỡng.

6. Phanh trong khúc cua khi lái xe ô tô

Phanh khi vào cua sẽ khiến bánh xe khó kiểm soát vì khi đó quán tính sẽ lấn át lực cản ma sát. Hơn nữa, bạn thường không chú ý trên xe chở đủ tải hay chỉ có mình bạn khi vào cua. Trọng lượng xe khi vào cua sẽ quyết định sự an toàn của bạn và những người ngồi trên xe, nếu quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong khúc cua càng nguy hiểm.

7. Sử dụng đèn pha dưới trời sương mù

Dùng đèn pha dưới trời sương mù

Ánh sáng đèn pha sẽ chiếu rọi toàn bộ phân tử hơi nước trong không khí. Theo kinh nghiệm xe, sự khúc xạ ánh sáng vào những giọt nước bé li ti có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Do đó, bạn hãy bật đèn chiếu gần hoặc đèn sương mù, đủ để báo hiệu cho các phương tiện xung quanh.

8. Đặt tay ở vị trí 10 và 2h

Vị trí ôm vô-lăng 10 và 2h là thói quen cầm lái sai lầm có thể gây nguy hiểm cho chủ xe cũng như người thân. Nếu túi khí nổ khi có tai nạn thì lực nổ sẽ làm gãy các ngón tay của bạn. Do đó, vị trí đúng phải là 9 và 3h.

9. Bật kiểm soát hành trình khi trời mưa

Bật kiểm soát hành trình

Chức năng điều khiển hành trình luôn hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, trừ trời mưa. Vì lúc này, nó sẽ khiến tài xế bị mất kiểm soát. Khi bạn đang điều khiển để đề phòng trượt nước thì tính năng này sẽ tăng tốc vì cho rằng xe đang chạy chậm, gây nguy hiểm như lúc bạn đạp chân ga khiến xe phóng về phía trước. Thế nên bạn cần tránh sử dụng hệ thống điều khiển hành trình để đề phòng những rắc rối tiềm tàng.

10. Dừng xe ở vị trí là điểm mù của xe khác

Khi bạn đang xếp hàng ngang với dàn lốp phía cuối rơ-moóc của một xe khác, hãy nháy đèn hoặc làm tín hiệu gì đó để tài xế xe khác biết đến sự tồn tại của bạn. Trường hợp ở trong điểm mù của một chiếc xe dài, bạn sẽ không kịp xoay sở khi họ đột ngột chuyển làn hoặc rẽ trái/phải. 

Có thể bạn quan tâm:

► Những điều cần lưu ý khi tân trang ô tô dịp Tết Nguyên đán 2019

► Kinh nghiệm lái xe ô tô hữu ích cho tài xế qua những câu thành ngữ dễ nhớ

► Tài xế cũ có thể quên những tính năng tiện dụng này trên ô tô

Nguồn: Banotore.com

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore