Cách phát hiện ô tô cũ đang thế chấp ngân hàng để tránh mua phải
Website đăng ký trực tuyến của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo - Bộ Tư pháp sẽ hiển thị thông tin về tình trạng xe có đang bị thế chấp, cầm cố tại ngân hàng hay công ty tài chính hay không giúp người mua tránh được rủi ro khi có ý định mua xe ô tô cũ.
Theo chia sẻ của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, khi mua xe đã qua sử dụng mà không tìm hiểu kỹ, lấy phải chiếc xe đang bị cầm cố tại ngân hàng, công ty tài chính sẽ gặp nhiều phiền toái. Thậm chí, rủi ro hơn người mua có thể bị “mất trắng” chiếc xe hoặc phải chi tiền ra để trả nợ thay cho người chủ cũ mới có thể lấy lại được giấy tờ chính chủ, sử dụng hợp pháp.
Do đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo khách hàng không nên vì mức giá “hời” hay một lý do nào đó mà sơ hở trong công tác kiểm tra xuất xứ, tình trạng của chiếc xe mà mình định mua. Để phát hiện được xe ô tô đó có gặp vấn đề về tài chính bị cầm cố hay không, mọi người có thể tra cứu tại website đăng ký trực tuyến của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo - Bộ Tư pháp.
Bước một: Truy cập website https://dktructuyen.moj.gov.vn
Cửa sổ tìm kiếm
Bước hai: Vào "Tra cứu thông tin" để điền thông tin gồm: số đơn đăng ký, bên bảo đảm và số khung. Thông thường người tra cứu sẽ không có thông tin về số đơn đăng ký và bên bảo đảm nên tốt nhất cần nhập đúng số khung trên giấy đăng kiểm vì cũng có thể đăng ký xe không có đầy đủ thông tin. Nếu không nhập đúng thông tin, kết quả sẽ không hiện ra.
Bước ba: Sau khi thông tin được nhập đúng, nếu không thấy thông tin hoặc có tin hiển thị "Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp" thì có nghĩa lịch sử chiếc xe đó sạch, không liên quan đến ngân hàng.
Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp
Tuy nhiên, nếu thấy kết quả hiển thị tài hiện lên với khoản vay thì người mua cần phải yêu cầu người bán liên hệ với ngân hàng, làm thủ tục "xoá thế chấp tài sản đảm bảo" mới có thể giao dịch rút hồ sơ, sang tên, thế chấp. Bởi một khi tài sản chuẩn bị giao dịch chưa được xoá thế chấp giao dịch đảm bảo đồng nghĩa với việc xe vẫn nằm trong trạng thái đóng băng và không được thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
Bước bốn: Kiểm tra kỹ các thông tin hiện lên ở website
Thông tin tài sản chưa xóa thế chấp giao dịch đảm bảo hoặc còn nợ hay cầm cố ngân hàng
Không chỉ kiểm tra tình trạng vay nợ mà người mua còn phải kiểm tra các thông tin liên quan khác xem có trùng khớp với thông tin và người bán cung cấp hay không. Điều này giúp người mua tránh được lừa đảo biển số giả nhưng số khung, số máy là thật.
Như vậy, qua những thông tin cụ thể trên đây, Timkiemxehoi.com hi vọng độc giả sẽ tìm hiểu kỹ thông tin để mua được chiếc xe ưng ý.
Có thể bạn quan tâm:
► Cách nhận biết lỗi rò rỉ dầu trên Mitsubishi Xpander
► Những dấu hiệu báo cho bạn cần phải thay lốp ô tô
► 5 sai lầm đáng tiếc khiến bạn không được thanh toán bảo hiểm ô tô