Kỹ năng xử lý những tình huống thường gặp khi lái xe ô tô
Trong quá trình di chuyển, tài xế rất dễ gặp phải những sự cố ngoài mong muốn như: nổ lốp, mất phanh, vô lăng khó điều khiển... Vì vậy, hãy bỏ túi những kinh nghiệm quý báu để có thể giữ được bình tĩnh, xử lý tình huống một cách thông minh nhất.
Nhằm giúp tài xế có những kỹ năng xử lý tình huống tốt khi gặp sự cố xe ngoài ý muốn, Banotore.com xin điểm danh 5 tình huống phổ biến kèm cách khắc phục dưới đây:
1. Nổ lốp xe
Nổ lốp xe là một trong những tình huống hay gặp và một khi gặp phải sẽ dễ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Nguyên nhân gặp phải có thể do xe chở quá tải, rơi ổ gà, lốp cũ không được thay, lốp thiếu hơi. Chắc hẳn bạn đọc còn nhớ vụ tai nạn đáng tiếc xảy xa trên dốc cầu Nhật Tân ngày 02/10 vừa qua. Theo tin tức ô tô, chủ xe bán tải mang BKS 29C-829.87 do anh T điều khiển xe di chuyển hướng cầu Nhật Tân - Sân bay Nội Bài đang đi thì gặp sự cố nổ lốp. Trong quá trình dừng xe khắc phục sự cố nhưng không đánh xe vào làn khẩn cấp bên lề phải nên đã bị xe khách 16 chỗ đâm trực diện khiến chủ xe tử vong. Đây cũng là một bài học quý báu dành cho các tài xế bởi thiếu kinh nghiệm sẽ phải trả giá đắt, thậm chí ngay cả tính mạng bản thân.
Nổ lốp xe là một trong những tình huống phổ biến xảy ra
Khi gặp tình huống này, tài xế thường hoảng hốt, phản xạ tự nhiên của tài xế là đạp phanh và đánh lái về phía ngược lại do xe lúc đó bị nghiêng. Điều này không những không xử lý được sự cố mà còn làm mọi chuyện tồi tệ hơn. Lúc này, tài xế tránh đạp phanh nếu không thực sự cần thiết, buông tay ga, thẳng tay lái. Tiếp theo đó, lái xe với tốc độc từ từ, bật xi-nhan, rà nhẹ phanh, cố gắng di chuyển xe tấp từ từ vào lề làn đường bên phải. Sau đó, tài xế bật đèn cảnh báo và đặt vật cản thông báo cách xa xe khoảng 30 mét để các phương tiện di chuyển phía sau kịp nhận biết và xử lý tốc độ. Cẩn thận hơn, tài xế nên chuẩn bị tấm bản phản quang để sẵn trong xe để sử dụng trong những tình huống sự cố ngoài mong muốn.
2. Vô lăng khó điều khiển
Nếu đang di chuyển trên đường, tài xế nhận thấy vô lăng lái khó điều khiển hãy nhanh chóng bật xi-nhan, tấp xe vào chỗ phần đường bên phải đỗ xe để đảm bảo an toàn. Tiếp đến, tài xế kiểm tra dây đai bơm dầu trợ lực tay có đứt hay đang có vấn đề xảy ra với vô lăng.
Bật xin-nhan, tấp xe vào lề đường phải khi vô lăng khó điều khiển
Trong tình huống khẩn cấp hơn, vô lăng không thể điều khiển được nữa thì tài xế phải thật bình tĩnh nhẹ tay ga, tay phanh, bấm còi hoặc dùng tay ra dấu hiệu để tấp vào lề đường một cách an toàn.
3. Kẹt ga
Nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh là phản ứng hay gặp của tài xế khi ô tô bị kẹt ga. Việc làm này rất dễ gây ra những sự cố đáng tiếc. Do đó, việc tài xế cần làm trong trường hợp này là đưa chân ra khỏi pedal, chuyển cần số về mo hoặc đạp chân côn để tách liên kết.
Đưa chân ra khỏi pedal, chuyển cần số về mo khi xe kẹt số
4. Mất phanh
Tình huống gây hoảng sợ và hoang mang nhất khi di chuyển đối với tài xế đó là khi xe bị mất phanh. Tình huống trở lên nguy hiểm hơn khi người điều khiển xe mất bình tĩnh. Trong tình huống này, các chuyên gia khuyên người điều khiển hãy tự trấn an tinh thần, lấy lại tâm lý để cố gắng đạp liên tục vào chân phanh, tìm kiếm cơ hội để phục hồi hệ thống phanh. Cùng lúc đó, người lái dồn số giảm tốc và sử dụng phanh tay kết hợp với đạp chân phanh sao cho thật nhịp nhàng. Tuyệt đối, không nên tắt động cơ bởi hệ thống trợ lực sẽ dừng hoạt động, gây cản trở việc điều khiển xe.
Đạp phanh chân liên tiếp kết hợp nhịp nhàng với phanh tay khi xe bị mất phanh
5. Xe bị chết máy bất ngờ giữa đường
Khi đang di chuyển mà xe bị chết máy, chủ xe nên bình tĩnh cố gắng đưa phương tiện tạt vào lề đường trước khi động cơ xe bị dừng lại hoàn toàn hoặc đưa xe tạt vào làn đường gần nhất. Tiếp đến, chủ xe bật đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho các phương tiện khác, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc xảy ra. Sau đó, tài xế có thể nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh hoặc gọi cho đội cứu trợ xe uy tín đến giúp đỡ.
Cố gắng tạt xe vào lề đường, bật đèn cảnh báo khi xe chết máy
Xem thêm: