Mẹo lái xe an toàn mùa mưa và khi đường ngập dành cho tài xế ô tô

16:00 | 20/09/2018

Lái xe giữa thời tiết mưa bão và ngập nước là điều không thể tránh khỏi đối với tài xế ô tô. Vậy chúng ta phải đối diện thế nào trong tình huống này? Hãy cùng Banotore.com khám phá kinh nghiệm lái ô tô an toàn vào mùa mưa và khi đi qua đoạn đường ngập nước.

I. Mẹo lái xe ô tô an toàn dưới trời mưa

1. Kiểm tra xe

Kiểm tra ô tô là việc cần làm khi bắt đầu mỗi chuyến đi 1

Kiểm tra ô tô là việc cần làm khi bắt đầu mỗi chuyến đi, nhất là khi trời mưa

Nhằm đảm bảo an toàn trong những chuyến đi, bạn nên kiểm tra ô tô thường xuyên chứ không chỉ vào những ngày mưa. Cụ thể, bạn hãy kiểm tra đèn, cần gạt nước và hệ thống phanh xem chúng còn hoạt động tốt hay không. Riêng lốp xe thì hãy thay mới chúng sau khi di chuyển khoảng 40.000 - 50.000 km.

Khi kiểm tra áp suất lốp, bạn cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vì các gai trên bề mặt lốp có tác dụng thoát nước, giữ độ bám giữa lốp và mặt đường. Trường hợp áp suất lốp thấp hay lốp bị mòn sẽ dẫn đến hiện tượng Hydroplaning (lốp bị nâng khỏi mặt đường), khiến xe dễ bị mất lái khi gặp đường trơn trượt. Đồng thời, bạn cũng nên thay miếng gạt và cần gạt nước ít nhất 1 năm/lần.

2. Di chuyển chậm

Lái chậm là một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu tai nạn dưới trời mưa. Vì lúc này đường khá trơn trượt, dễ gây tai bạn cho bản thân và các phương tiện khác. Bên cạnh đó, việc đi chậm cũng giúp bạn tránh bị mất lái hay trượt trên mặt đường.

Nhiều người cho rằng mình có thể kiểm soát được tình hình, nhưng mọi thứ đều khó đoán khi gặp tình trạng trượt nước. Lúc này, ô tô chủ yếu tiếp xúc với mặt nước thay vì mặt đường. Tốc độ nước hình thành ở trước lốp xe sẽ nhanh hơn so với tốc độ xe rẽ nước ra, khiến xe bị nâng lên và làm hạn chế khả năng điều khiển ô tô của bạn.

3. Giữ khoảng cách với xe phía trước

Giữ khoảng cách với xe phía trước 2

Theo kinh nghiệm ô tô, một chiếc xe cần khoảng cách gấp 3 lần bình thường mới có thể dừng hẳn. Nếu xe phía trước phanh bất ngờ thì bạn sẽ không để phản ứng kịp. Vì vậy, tuyệt đối đừng bám sát đuôi xe phía trước mà hãy giữ khoảng cách an toàn, nhất là khi đi dưới trời mưa.

4. Bật đèn để đảm bảo tầm nhìn

Việc bật đèn cốt hoặc đèn sương mù sẽ làm tăng khả năng quan sát của bạn, đồng thời giúp các tài xế khác thấy rõ xe bạn. Lưu ý, không bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì chúng sẽ gây nguy hiểm cho cả hai khi lưu thông.

5. Đi ở tâm đường

Đa số các con đường đều có phần trung tâm hơi nhô lên, nghĩa là nước mưa sẽ bị đẩy về hai bên. Do đó, bạn nên điều khiển ô tô giữa tâm đường để tránh được những vũng nước đọng lại.

Nguyên tắc bạn cần nhớ khi lái ô tô trên đường ngập nước là dùng số 1 hoặc 2 (số 1 hoặc L đối với xe số tự động), di chuyển với tốc độ vừa phải để tránh tạo sóng lớn, hơi nhấn ga và thả côn để giữ ống xả sạch nước, cuối cùng là giữ chân ga ổn định cũng như dùng phanh để kiểm soát tốc độ.

6. Phanh sớm

Phanh sớm 3

Bạn nhớ phanh sớm và nhẹ hơn bình thường vì điều này giúp bạn tăng khoảng cách với xe phía trước cũng như báo hiệu cho người đi phía sau rằng bạn đang giảm tốc độ. Theo đó, bạn nên vào cua với vận tốc chậm hơn và nhớ bật đèn báo rẽ khi vào cua.

7. Không dùng hệ thống điều khiển hành trình

Chức năng điều khiển hành trình luôn hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, trừ trời mưa. Vì lúc này, nó sẽ khiến tài xế bị mất kiểm soát. Khi bạn đang điều khiển để đề phòng trượt nước thì tính năng này sẽ tăng tốc vì cho rằng xe đang chạy chậm, gây nguy hiểm như lúc bạn đạp chân ga khiến xe phóng về phía trước. Thế nên bạn cần tránh sử dụng hệ thống điều khiển hành trình để đề phòng những rắc rối tiềm tàng.

II. Lưu ý khi lái xe qua đoạn đường ngập

Khi lưu thông qua đoạn đường ngập nước, tài xế cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Không khởi động lại khi xe chết máy

Nước tràn vào động cơ ô tô sẽ gây ra hiện tượng thủy kích. Do đó, việc bạn cố khởi động khi xe chết máy sẽ làm cong hoặc vỡ lốc máy, gãy tay biên. Cách tốt nhất là bạn nên gọi cứu hộ để đưa xe về trung tâm sửa chữa nhằm tránh gây thiệt hại nặng hơn.

2. Xem xét tình hình

Tùy mực nước ngập mà bạn sẽ có những phương án xử lý khác nhau, cụ thể như sau:

- Nước ngập dưới bậu cửa:

Nước ngập dưới bậu cửa 6

Bạn có thể bật nắp ca-pô để kiểm tra lượng nước thấm vào buồng bơm khí. Đa phần các mẫu ô tô thế hệ mới đều trang bị hệ thống hút gió nằm sau lưới thoát nhiệt hoặc bên dưới ca-pô, có xe lại nằm phía sau cản trước hoặc đèn pha. Nước dù ngập không sâu nhưng vẫn có thể tràn vào những bộ phận này và gây chết máy.

Trường hợp hệ thống hút gió nằm cao hơn mặt nước, buồng bơm khí khô hay dây đánh lửa không thấm nước, bạn hoàn toàn có thể mở máy và điều khiển xe đến khu vực cao hơn để kiểm tra xế yêu.

Nếu một trong các bộ phận trên dính nước thì đừng dại dột khởi động lại. Sai lầm này sẽ ngốn nhiều chi phí của bạn vì việc vệ sinh chiếc xe ngập nước sẽ rẻ hơn một chiếc xe vừa ngập vừa hư động cơ.

- Nước ngập nửa cửa xe:

Các bác tài không nên mở cửa xe vì áp lực nước bên ngoài sẽ khiến cửa xe đóng chặt, đồng thời tràn nước vào xe. Lúc này, bạn hãy trèo ra ngoài bằng cửa sổ và quan tâm đến tính mạng của mình trước.

3. Tắt toàn bộ thiết bị điện tử và hệ thống ắc-quy

Khi bị chết máy mà lượng nước vẫn dâng cao, bạn cần ngắt kết nối pin nhằm ngăn chặn nước tràn vào hộp điều khiển hoặc hệ thống điện. Nếu có thời gian và biết cách tháo hộp đen ô tô cùng dàn âm thanh, bạn hãy thử “giải nguy” cho chúng. Còn không, bạn vẫn nên ưu tiên cho sự an nguy của mình và nhờ sự trợ giúp của đội cứu hộ.

4. Thử đẩy xe

Thử đẩy xe 5

Bạn hãy cố gắng nhờ sự trợ giúp của người đi cùng hoặc người xung quanh để đẩy xe lên khu vực cao ráo và ít ngập hơn. Trường hợp mực nước dâng cao và tràn qua cửa sổ, bạn nên tìm cách thoát ra ngoài vì sự an toàn của bản thân vẫn quan trọng hơn chiếc ô tô bị ngập nước.

III. Cách chăm sóc ô tô hậu bão lụt

Vệ sinh nội thất ô tô sau khi di chuyển trên đường ngập nước 7

Sau khi lưu thông qua đoạn đường ngập, điều đầu tiên bạn cần làm là đem xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra, vệ sinh xe. Lưu ý rửa kỹ bánh xe và gầm xe để loại bỏ vết vẩn, lá cây và rác bám vào. Trường hợp nước tràn vào xe, bạn cần nhanh chóng làm sạch nội thất bên cạnh việc sửa chữa động cơ.

Đầu tiên, bạn phải hong khô nỉ trải sàn, mút cách âm và thảm lót sàn. Nếu cần thì nên thay mới vì các bộ phận này sẽ hư hỏng và gây ảnh hưởng khả năng chống ồn của sàn xe khi bị ngâm trong nước quá lâu. Hơn nữa, sự ẩm ướt còn dễ sinh nấm mốc và mùi khó chịu, gây hại cho sức khỏe.

Đối với hệ thống ống dẫn khí điều hòa thổi chân, bạn cần làm sạch ngay vì bộ phận này làm bằng nhựa, dạng ống kín nằm ẩn dưới lớp nỉ trải sàn. Khi nước bẩn tràn vào sẽ ứ đọng và nảy sinh các vi sinh vật có hại.

Các giắc cắm, mối chuyển của hệ thống điện cũng cần được sấy khô bởi chúng có thể bị gỉ và gây ảnh hưởng đến khả năng truyền điện. Nghiêm trọng hơn, chúng sẽ dẫn đến hiện tượng chập cầu chì, hỏng đèn và làm tê liệt chức năng bất kỳ trong xe ô tô.

Cuối cùng, bạn hãy hút, sấy, vệ sinh và khử mùi ghế ngồi cũng như toàn bộ nội thất để làm sạch xe, đồng thời tăng tuổi thọ cho xe. 

>>> Xem thêm: Làm thế nào để kính xe hơi không bị mờ khi lưu thông vào mùa mưa lũ?

Nguồn: Banotore.com

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore