Nguyên tắc xử lý xe mất trợ lực phanh khi đang vận hành

09:10 | 01/07/2019

Mất trợ lực phanh không có nghĩa là mất phanh hoàn toàn, do đó người lái cần bình tĩnh để phản ứng và giải quyết vấn đề một cách tỉnh táo nhất có thể.

Nguyên tắc xử lý xe mất trợ lực phanh khi đang vận hành

Phanh là bộ phận quan trọng trên xe hơi, liên quan mật thiết đến sự an toàn trong lưu hành xe trong giao thông. Mất phanh hay mất trợ lực phanh có thể đe dọa đến mức độ an toàn của chính người lái, hành khách và cả những phương tiện lưu thông xung quan, do đó, khi rơi vào những trường hợp này, người lái cần phải có tâm thế vững vàng để xử lý một cách tốt nhất.

Trường hợp 1: Phanh xe không hoạt động

Trong trường hợp phanh xe hoàn toàn mất tác dụng, cách xử lý tốt nhất là tài xế ngay lập tức phải bật đèn hazard (đèn cảnh báo nguy hiểm) cho những phương tiện xung quanh có thể tránh né sau đó bình tĩnh xử lý.

  • Cách 1: Hãm tốc bằng cách phanh bằng hộp số sàn

Chuyên gia Lê Anh - HLV lái xe toàn cầu cho biết tài xế nên trả về số thấp nhất nếu hãm tốc xe bằng cách phanh bằng hộp số sàn. Khi đó, hộp số sẽ tạo độ ghì, xe sẽ giảm tốc độ dần. Đối với xe sử dụng hộp số tự động, tài xế dồn số bằng lẫy số tay hoặc số D+/- để phanh xe.

  • Cách 2: Hãm tốc xe bằng phanh tay

Nếu thực hiện phanh tay truyền thống, tài xế cần kéo từ từ và giữ thẳng tay lái. Nếu kéo phanh tay quá gấp,  xe có thể rơi vào tình trạng quẩy đuôi cá, mất kiểm soát.
Đối với xe trang bị phanh tay điện tử, tài xế cần kéo và giữ nút phanh tay điện tử, hệ thống sẽ nhận biết được người lái đang muốn giảm tốc và có những tác động lên phanh bánh sau.

Trường hợp 2: Mất trợ lực phanh

Gần đây, lỗi mất trợ lực phanh được phát hiện xảy ra trên các mẫu xe Honda CR-V khi người lái kích hoạt tính năng Cruise Control. Cụ thể, người lái kích hoạt hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control khi lưu thông trên đường cao tốc thì bất ngờ xe xuất hiện âm thanh và biểu tượng báo lỗi trên đồng hồ hiển thị, phanh trợ lực lái, hỗ trợ giữ phanh điện tử, cân bằng điện tử, đèn phanh, đồng thời phanh khóa cứng và không phản ứng.

Theo chuyên gia Lê Anh, hệ thống trợ lực phanh không hoạt động không có nghĩa là mất phanh hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chân phanh rất nặng, khó đạp, khiến nhiều tài xế lầm tưởng xe bị mất phanh và dễ mất bình tĩnh, có thể đạp nhầm chân ga. Thực tế, người lái vẫn có thể phanh nhưng phải sử dụng lực tác động mạnh đến bàn đạp phanh. 

Trao đổi về trường hợp này, chuyên gia Lê Anh chia sẻ khi rơi vào trường hợp này, tài xế cần bật đèn ưu tiên và dùng hết sức có thể để đạp phanh thật mạnh. Điều này sẽ khiến xe giảm tốc.

Trong quá trình vận hành xe lưu thông trên đường sẽ không tránh khỏi những sự cố, người dùng cần tỉnh táo và giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề, đảm bảo an toàn cho chính người lái và người xung quanh.

Xem thêm:

 

Nguồn: Zing.vn

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore