Những điều thú vị về ô tô có thể bạn chưa biết
Ngoài những kiến thức về thông số kỹ thuật của một chiếc xe ô tô thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn khám phá được nhiều điều về dòng xe bốn bánh này.
Carl Benz không thực sự là người phát minh ra ô tô
Tin tức ô tô cho biết, Carl Benz là người chế tạo và đăng ký bằng sáng chế đầu tiên chiếc xe chạy bằng động cơ khí đốt. Tuy nhiên, ô tô là tổng hợp của nhiều phát minh khác từ những chiếc xe kéo pháo chạy bằng hơi nước (kỹ sư quân sự Nicolas-Joseph Cugnot người Pháp chế tạo vào năm 1769) và động cơ đốt trong (Nicephore Niepce chế tạo vào năm 1807) nên không thể nói Carl Benz là người phát minh ra ô tô.
95% thời gian của một chiếc ô tô là... đứng im một chỗ
Những chiếc xe ô tô thường chỉ hoạt động rất ít (ngoại trừ xe chạy dịch vụ thường xuyên) do tình hình giao thông hay nhu cầu của con người. Do đó, sự phát triển của xe dịch vụ là một cách giúp giảm áp lực công việc và tăng vòng đời cho những chiếc xe ô tô.
Hệ thống Kiểm soát hành trình được phát minh bởi một người mù
Người sáng chế ra hệ thống an toàn này là Ralph Teetor, người bị mù từ khi mới 5 tuổi. Ông nghĩ ra ý tưởng chế tạo thiết bị kiểm soát tốc độ xe xuất phát từ sự phiền phức của việc tăng giảm tốc độ xe liên tục khi đang đi cùng người bạn của mình.
Volvo phát minh ra dây đai an toàn 3 điểm
Volvo là hãng xe phát minh ra loại dây đai an toàn 3 điểm nhưng lại không đăng ký bằng sáng chếm, thay vào đỏ họ cứ thoải mái cho các nhà sản xuất khác sử dụng. Trang bị này được cho là cứ 6 giây lại cứu sống một người.
Bánh xe có từ khoảng năm 3500 trước Công nguyên
Thực tế, bánh xe đã được ra đời từ rất lâu, khoảng năm 3500 trước Công nguyên nhưng khi đó nó chỉ được dùng để làm đồ gốm (bàn xoay). Mãi 300 năm sau đó mới có người dùng nó làm bánh xe.
Một chiếc ô tô được hoàn thiện từ khoảng 30.000 phụ tùng
Để làm ra được một chiếc xe, các kỹ thuật viên sẽ cùng với robot, công nghệ máy móc để phối hợp khoảng 30.000 phụ tùng gồm các phần động cơ, hộp số, hệ thống bôi trơn, hệ thống phanh, hệ thống treo, khung xe, hệ thống dây điện và cảm biến, bánh xe và lốp...lại với nhau đến khi hoàn thiện chúng.
Mỗi chiếc xe ô tô chứa khoảng 25kg dây điện
Trong thời đại công nghiệp ô tô ngày càng phụ thuộc nhiều vào hệ thống điện và mã hoá máy tính nên lượng dây điện trên một chiếc xe tăng lên rất nhiều so với trước đây. Trung bình một chiếc xe sang có tới 1.500 dây điện các loại với chiều dài khoảng 1,5 km hay chiếc xe cỡ nhỏ cũng dùng tới gần 1 kg dây điện.
Hiện nay, một chiếc xe hơi chạy điện có thể dùng tới 25 kg dây điện trong khi trước đó, vào khoảng cuối thập niên 40 của thế kỷ 20, một chiếc xe chỉ có khoảng 50 loại dây điện khác nhau với tổng chiều dài 45 m.
Đường cao tốc Autobahn cũng có giới hạn tốc độ
Liên bang Đức thường được đem ra làm ví dụ của một nơi không có quy định về giới hạn tốc độ nhưng thực tế ở đường cao tốc Autobahn của nước này cũng bị giới hạn vì lý do an toàn, các đoạn đường không giới hjan vận tốc ngày càng ít.
Năm 1891, tai nạn ô tô đầu tiên xảy ra
Chiếc xe do John William Lambert chế tạo sử dụng động cơ 1 xy-lanh, tốc độ tối đa đạt được chỉ 8 km/h đã gây tai nạn đầu tiên vào năm 1891 khi đâm vào cột buộc dây cương ngựa do bánh xe vấp vào một rễ cây nhô trên mặt đất. Rất may vì Lambert – người điều khiển chiếc xe chỉ bị thương nhẹ.
Tỷ lệ tử vong do tai nạn ô tô là 1/5000
Dù có rất nhiều người di chuyển bằng ô tô hàng ngày và trình độ lái xe cũng rất khác nhau nhưng tỉ lệ tử vong do tai nạn là khá thấp, chỉ 1/5000.
Đài trên ô tô suýt bị cấm
Nhiều ý kiến cho rằng đài trên ô tô có thể khiến tài xế mất tập trung, gây ra tai nạn và các chính phủ còn suýt cấm trang bị hệ thống này trên xe. Tuy nhiên, mối lo ngại đáng quan tâm nhất hiện nay không phải là đài trên xe gây ra tai nạn giao thông mà là điện thoại di động.
Có thể bạn quan tâm:
► Triển lãm ô tô AutoExpo 2019 chính thức khai mạc có sự xuất hiện của VinFast