Quy định thời gian bật đèn xe khi nào để không bị phạt?

15:31 | 26/08/2019

Luật Giao thông Việt Nam quy định, người tham gia giao thông phải bật đèn xe trong thời gian từ 19h tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau để tăng độ an toàn và không bị phạt.

Tin tức pháp luật xe ô tô cho biết, Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã quy định rất rõ người điều khiển xe ô tô; mô tô và xe gắn máy máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng…) bắt buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau và khi trời có sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Điều này nhằm giúp tăng khả năng nhận biết cho người tham gia giao thông, đặc biệt là khi trời tối để tăng tính an toàn.

Quy định thời gian bật đèn xe khi nào để không bị phạt? 1a

Quy định thời gian bật đèn xe khi nào để không bị phạt?

Trường hợp người điều khiển phương tiện không bật đèn chiếu sáng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tuỳ thuộc vào mức độ lỗi và loại phương tiện vi phạm. Cụ thể:

- Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng, tước GPLX từ 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn) (quy định tại điểm g khoản 3 Điều 5);

- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 80.000 đồng - 100.000 đồng, tước GPLX từ 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn) (quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6);

- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng, tước GPLX từ 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn) (quy định tại điểm e khoản 3 Điều 7).

Xem thêm: Tổng hợp các lỗi vi phạm bị tước quyền sử dụng GPLX ô tô

 

Nguồn: Luật Việt Nam

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore