Tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ không thể bỏ qua
Việc học và hiểu hết các loại biển báo giao thông đường bộ đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Vì vậy nên các bạn hãy tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ để có thể trở thành người tham gia giao thông sáng suốt.
Khi lái xe trên đường có phải bạn sẽ thấy rất nhiều các loại biển báo giao thông khác nhau đúng không? Bạn có hiểu rõ về nội dung của các loại biển báo này không? Để có thêm hiểu biết kiến thức về các loại biển báo giao thông thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ trong bài viết này nhé!
Các biển báo giao thông đường bộ có vai trò gì với người tham gia giao thông?
Hệ thống biển báo giao thông đường bộ là những tấm biển mang hình ảnh được đặt ở hai bên đường có chức năng báo hiệu thông tin, cung cấp thông tin cho những người tham gia giao thông và giúp họ nhận thức được các chỉ dẫn để lái xe một cách an toàn. Biển báo giao thông không chỉ có vai trò cảnh báo mà chúng còn có chức năng góp phần làm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Vì vậy, người tham gia giao thông cần ghi nhớ chỉ dẫn của từng loại biển báo giao thông và tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ để tuân thủ đúng theo luật giao thông mà chính phủ quy định.
Người tham gia giao thông cần ghi nhớ chỉ dẫn của từng loại biển báo giao thông để tuân thủ đúng theo luật giao thông mà chính phủ quy định
Người tham gia giao thông phải nắm rõ các loại biển báo giao thông đường bộ
Nhà nước ta quy định các loại biển báo giao thông đường bộ như thế nào? Các loại biển báo giao thông đường bộ được nhà nước xây dựng theo quy chuẩn quốc tế và được chia thành 4 loại: biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển chỉ dẫn và cuối cùng là một số biển phụ khác.
Biển báo nguy hiểm: Hiện nay biển báo nguy hiểm gồm 47 biển khác nhau được đánh số thứ tự từ 201 đến 247. Tất cả các biển báo nguy hiểm đều có hình tam giác có khung viền màu đỏ bao quanh, bên trong là nền màu vàng và các thông điệp chỉ dẫn màu đen. Biển báo nguy hiểm có tác dụng cảnh báo những nguy hiểm phía trước để người giao thông có thể phòng tránh kịp thời.
Tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ: Biển báo nguy hiểm gồm 47 biển khác nhau được đánh số thứ tự từ 201 đến 247
Biển báo cấm: Loại biển báo này được chia thành 39 kiểu khác nhau và được đánh số từ 101 đến 139. Cách nhận diện biển báo cấm như sau: loại biển báo này có hình tròn, có viền đỏ bao quanh, bên trong có nền màu trắng và các hình vẽ màu đen mô tả những điều cấm người tham gia giao thông thực hiện.
Biển báo cấm được chia thành 39 kiểu khác nhau và được đánh số từ 101 đến 139
Biển báo hiệu lệnh: Biển báo hiệu lệnh giao thông đường bộ gồm 10 kiểu khác nhau. Biển báo này được nhận biết như sau: biển hiệu lệnh đều có hình tròn, không có viền, nền màu xanh dương, bên trong là các hình chỉ dẫn màu trắng biểu thị hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải tuân thủ khi tham gia giao thông.
Biển báo hiệu lệnh giao thông đường bộ gồm 10 kiểu khác nhau
Biển báo phụ: Biển báo phụ gồm có 10 kiểu. Đây là loại biển báo có dạng hình chữ nhật hoặc là hình vuông, bên ngoài có viền màu đen bao quanh, bên trong là nền màu trắng có các hình vẽ màu đen. Loại biển báo này dùng để bổ sung các chỉ dẫn cho biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh và biển báo nguy hiểm.
Biển báo phụ dùng để bổ sung các chỉ dẫn cho biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh và biển báo nguy hiểm
Nắm rõ về vạch kẻ đường
Trong giao thông đường bộ thì ngoài 4 loại biển báo giao thông như trên thì chúng ta cũng nên hiểu rõ về vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chỉ dùng để hiển thị về đường đi nhưng chúng cũng được coi như là một loại biển báo giao thông.
Vạch kẻ đường có tác dụng hiển thị về các làn đường để người tham gia giao thông có thể đi đúng làn đường của mình tránh việc vi phạm luật an toàn giao thông do nhà nước đề ra. Khi tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ, bạn cần nhớ có 23 loại vạch kẻ đường khác nhau trong đó chủ yếu chia thành 2 dạng là vạch kẻ đường thẳng đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.
>>> Tham khảo thêm: Các biển báo giao thông cần nhớ dành cho tất cả những người tham gia giao thông
Vạch kẻ đường chỉ dùng để hiển thị về đường đi nhưng chúng cũng được coi như là một loại biển báo giao thông
Hệ thống vận tải xuyên quốc gia
Để thuận tiện cho việc đi lại giữa các quốc gia nhà nước ta đã ký kết hiệp định GMS. Hiệp định này gồm các nước tiểu vùng Mê Công: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, và Trung Quốc tham gia ký kết. Hiệp định này nhằm xây dựng những biển báo giao thông để sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.
Biển báo giao thông đường bộ mới nhất
Các loại biển báo giao thông đường bộ đều được bộ giao thông vận tải nước ta quy định “quy chuẩn 41” QCVN 41 được ban hành vào năm 2012 nhưng đến 1/1/2013 văn bản này mới có hiệu lực. Tuy nhiên trong quá trình ban hành và thực hiện thì vẫn có những biển báo không phù hợp. Vì vậy nên Bộ giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch điều chỉnh, thay đổi những biển báo không còn phù hợp.
Bộ giao thông vận tải đã ban hành quy chuẩn mới QCVN 41/ 2016/ BGTVT cùng với thông tư 06/2016 TT/BGTVT và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/11/2016. Bộ giao thông vận tải vẫn có kế hoạch thay đổi và điều chỉnh các loại biển báo giao thông không phù hợp. Vì vậy nên chúng ta cần phải cập nhật những thông tin mới nhất để tránh hiểu sai về các loại biển báo.
Bài viết này của Banotore.com đã phần nào cung cấp cho các bạn những kiến thức giúp các bạn tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ. Có rất nhiều loại biển báo mà bạn chưa biết đến phải không? Để có thể nhớ hết những loại biển báo này các bạn hãy học theo cách nhận biết của từng loại biển báo rồi học ý nghĩa chi tiết của từng biển báo.
Việc học và hiểu hết các loại biển báo giao thông đường bộ đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Vì vậy nên các bạn hãy tìm hiểu một số biển báo giao thông đường bộ để có thể trở thành người tham gia giao thông sáng suốt.