Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam mới nhất

00:50 | 27/02/2022

Tại Việt Nam hiện nay có loại bằng lái xe ô tô hiện hành phổ biến là các loại bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, F,… Để biết thêm về ý nghĩa và công dụng của từng loại bằng lái xe ô tô này chúng ta cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây của oto.com.vn nhé.

I. Bằng lái xe B1

  1. Bằng lái xe B1 là gì?

Bằng lái xe B1 là loại bằng có giá trị thấp nhất trong hệ thống bằng lái xe dành cho ô tô hiện nay tại Việt Nam. Đối với bằng lái ô tô B1 thì người lái xe không được hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải (Ví dụ: chạy taxi, grab,...) dưới bất kỳ hình thức nào.

 

Bằng lái xe hạng B1 hiện nay được chia thành 2 loại:

  • Bằng lái xe B1 số tự động (bằng B11)

  • Bằng lái xe B1 số sàn ( bằng B12)

 

Các loại bằng lái xe ô tô

Các loại bằng lái xe ô tô hiện hành ở Việt Nam

  1. Bằng B1 lái xe gì?

a/ Bằng lái B1 số tự động (bằng B11) chạy được các loại xe:

 

  • Xe ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (cả chỗ người lái xe).

  • Xe ô tô tải kể cả ô tô chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

  • Xe ô tô được dùng cho người khuyết tật.

 

b/ Bằng lái B1 số sàn (bằng B12) chạy được các loại xe:

 

  • Xe hơi số sàn chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe.

  • Xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có trọng tải dưới 3,5 tấn.

  • Xe kéo rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.

 

  1. Bằng B1 có thời hạn bao lâu?

Bằng lái xe B1 có thời hạn:

  • Đối với nữ: bằng lái xe B1 có thời hạn tới đủ 55 tuổi

  • Đối với nam: bằng lái xe B1 có thời hạn tới đủ 60 tuổi

 

Đối với trường hợp lái xe nữ trên 45 tuổi và nam trên 50 tuổi thì giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp

 

II. Bằng lái xe B2

  1. Bằng lái xe B2 là gì?

 Bằng lái xe B2 là một trong các loại bằng lái xe phổ biến được người lái xe lựa chọn nhiều nhất. Ưu điểm của bằng lái xe ô tô B2 là người lái xe có thể hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải.

 

  1. Bằng B2 lái xe gì?

Người có bằng lái xe B2 được phép điều khiển các loại xe: 

  • Xe ô tô 4 - 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn

  • Các loại xe quy định lái cho hạng B1

 

  1. Bằng B2 có thời hạn bao lâu?

Bằng lái xe ô tô B2 có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Vì vậy sau 10 năm chủ sở hữu bằng lái xe B2 mới cần phải đi gia hạn lại bằng lái xe B2 mới nếu không sẽ phải thi sát hạch lại.

 

III. Bằng lái xe hạng C

  1. Bằng lái xe hạng C là gì?

 Bằng lái xe ô tô hạng C là loại bằng chủ yếu dành cho cá nhân chuyên hành nghề lái xe ô tô tải có trọng lượng từ 3500kg trở lên.

 

Các loại bằng lái xe ô tô

Bằng lái xe hạng C dành cho các cá nhân hành nghề kinh doanh vận tải có trọng tải dưới 3500kg

  1. Bằng C lái xe gì?

Người có bằng C ô tô có thể lái các loại xe sau:

  • Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải từ 3500kg trở lên.

  • Xe kéo và rơ moóc có trọng tải từ 3500kg trở lên.

  • Các loại xe quy định lái cho bằng B1 và B2

 

  1. Bằng lái ô tô hạng C có thời hạn bao lâu?

Bằng lái xe ô tô hạng C chỉ có kỳ hạn 05 năm. Sau 05 năm kể từ ngày cấp, cá nhân hữu bằng lái xe hạng C cần phải đi gia hạn hay đổi mới lại bằng lái xe ô tô hạng C của mình nếu không sẽ phải thi sát hạch lại.

 

IV. Bằng lái xe hạng D

  1. Bằng lái xe hạng D là gì?

Bằng lái xe ô tô hạng D hay còn gọi là GPLX hạng D cho phép cá nhân sở hữu loại bằng này được hành nghề lái xe ô tô có nhiều chỗ ngồi (xe khách đến 30 chỗ) và cung cấp các dịch vụ vận tải, kinh doanh vận tải.

 

  1. Bằng D lái xe gì?

Cá nhân sở hữu bằng lái xe hạng D có thể điều khiển các loại phương tiện sau:

  • Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi dành cho người lái)

  • Các loại xe quy định lái cho xe bằng B1, B2 và C

 

  1. Bằng lái xe ô tô hạng D có thời hạn bao lâu?

Bằng lái xe ô tô hạng D có thời hạn 05 năm. Sau 05 năm kể từ ngày cấp, cá nhân sở hữu bằng lái xe ô tô hạng D cần đi gia hạn hay đổi mới bằng lái xe hạng D của mình nếu để quá thời hạn có thể sẽ phải thi sát hạch lại từ đầu.

 

V. Bằng lái xe hạng E

  1. Bằng lái xe hạng E là gì?

Bằng lái xe hạng E hay còn gọi là GPLX hạng E cho phép cá nhân sở hữu loại bằng này được hành nghề lái xe ô tô có nhiều chỗ ngồi và số lượng chỗ ngồi nhiều hơn so với bằng hạng D.

 

  1. Bằng E lái xe gì?

Cá nhân sở hữu bằng E được lái các loại xe sau:

  • Xe ô tô chở người trên 30 chỗ.

  • Các loại xe có quy định lái cho bằng B1, B2, C và D.

 

  1. Bằng lái xe hạng E có thời hạn bao lâu?

 Bằng lái xe hạng E cũng có thời hạn 05 năm. Sau 05 năm kể từ ngày cấp, cá nhân sở hữu bằng lái xe hạng E cần đi đổi lại bằng lái xe hạng E của mình tránh tình trạng bị quá hạn có thể sẽ phải thực hiện thi sát hạch lại từ đầu.

 

Các loại bằng lái xe ô tô

Các loại bằng lái xe ô tô mới nhất hiện nay

VI. Bằng lái xe hạng F

  1. Bằng lái xe hạng F là gì?

Bằng lái xe ô tô hạng F hay còn gọi là GPLX hạng F là loại bằng lái xe cấp cao nhất hiện nay. 

 

Bằng lái xe hạng F chỉ cấp cho những cá nhân đã sở hữu các loại bằng lái hạng B2, C, D và E. Loại bằng này dành để điều khiển các phương tiện các loại xe rơ moóc có trọng tải trên 750kg, xe rơ moóc, ô tô khách nối toa.

 

  1. Bằng F lái xe gì?

Cá nhân sở hữu bằng F có thể lái các loại xe sau:

 

  • Bằng FB2: người lái các loại xe theo quy định lái ở bằng B2 kéo theo rơ moóc

  • Bằng FC: người lái xe các loại xe theo quy định lái ở bằng C kéo theo rơ moóc

  • Bằng FD: người lái xe các loại xe theo quy định lái ở bằng D kéo theo rơ moóc

  • Bằng FE: người lái xe các loại xe theo quy định lái ở bằng E kéo theo rơ moóc.

 

  1. Bằng lái xe hạng F có thời hạn bao lâu?

Bằng lái xe hạng F có thời hạn 05 năm. Sau 05 năm kể từ ngày cấp bằng, cá nhân sở hữu bằng lái xe hạng F (bao gồm bằng FB2, FC, FD, FE) cần đi gia hạn lại GPLX hạng F của mình.

 

VII. Điều kiện học và thi bằng lái xe ô tô ở Việt Nam

Để học và thi lấy bằng lái xe ô tô ở Việt Nam, ngoài điều kiện người học và thi sát hạch phải thành thạo đọc và viết ra thì còn cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

 

  1. Yêu cầu về độ tuổi

  • Bằng lái xe ô tô hạng B1, B2: Công dân đủ 18 tuổi trở lên;

  • Bằng lái xe ô tô hạng C: Công dân đủ 21 tuổi trở lên;

  • Bằng lái xe ô tô các hạng D, E, EF: cần phải tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên.

 

  1. Yêu cầu về sức khỏe:

  • Tất cả công dân trong độ tuổi quy định có sức khỏe tốt, không bị bệnh thần kinh, hay các dị tật về tay hoặc chân.

  • Chiều cao: riêng đối với bằng lái xe hạng C trở lên thì chiều cao tối thiếu là 1m62.

 

  1. Điều kiện nâng hạng bằng lái xe ô tô ở Việt Nam

  • Nâng hạng bằng lái xe hạng B2 lên hạng C: cá nhân sở hữu bằng lái xe B2 phải có đủ ít nhất từ 03 năm kinh nghiệm lái xe ô tô với bằng B2 trở lên tính kể từ ngày cấp bằng đối với bằng B2.

 

  • Nâng bằng hạng B2 lên hạng D: cá nhân sở hữu bằng lái xe hạng B2 phải có đủ ít nhất từ 05 năm kinh nghiệm lái xe bằng B2 trở lên tính từ ngày cấp bằng đối với bằng B2.

 

  • Nâng hạng bằng lái xe hạng C lên hạng D: cá nhân sở hữu bằng lái xe hạng C phải có đủ ít nhất từ 03 năm kinh nghiệm lái xe với bằng C trở lên tính kể từ ngày cấp bằng đối với bằng C.

 

  • Nâng bằng lái xe hạng C lên hạng E: cá nhân sở hữu bằng lái xe hạng C phải có đủ 05 năm kinh nghiệm lái xe với bằng C trở lên tính từ ngày cấp bằng đối với bằng C.

 

Trên đây là tất cả thông tin về các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam đang hiện hành, được các chuyên gia của chúng tôi liên tục cập nhật mới nhất. Hãy gửi câu hỏi về hòm thư của chúng tôi nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi gì cho các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam nhé.

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore