Nắm rõ các biển báo cấm giao thông đường bộ để an toàn và không bị "tuýt còi"

14:30 | 24/05/2022

Việc nắm rõ các biển báo cấm giao thông đường bộ không chỉ giúp chúng ta di chuyển an toàn, mà còn tránh được các lỗi vi phạm đáng tiếc, dẫn đến bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn.

Ý nghĩa và đặc điểm biển báo cấm giao thông đường bộ

Các biển báo giao thông là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác giữ gìn sự ổn định lưu thông trên đường.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 41 kèm Thông tư 54 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, sẽ có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ cơ bản, gồm: biển báo chỉ dẫn; biển báo hiệu lệnh; biển cấm; biển báo nguy hiểm và biển phụ.

Trong đó, biển báo cấm có ý nghĩa biểu thị các điều cấm hay hạn chế các phương tiện giao thông cũng như người đi bộ di chuyển tại khu vực có biển báo.

Với trường hợp không tuân thủ theo nội dung hiển thị trên biển báo cấm, người điều điều khiển và tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đặc điểm nhận diện cơ bản của các biển báo cấm giao thông đường bộ là hình tròn, viền đỏ, đường kính 70 cm, có vạch sơn đỏ khoảng 5 cm ở giữa cùng các hình ảnh minh họa về nội dung cấm.

Hiệu lực của biển báo cấm có tác dụng ở một số làn đường, một chiều phương tiện giao thông di chuyển hoặc toàn bộ làn đường. Biển báo cấm cần phải có thêm biển phụ nằm ngay ở dưới trong trường hợp áp dụng cho một làn đường hoặc một số làn đường.

biển báo cấm giao thông đường bộ

Nắm rõ các biển báo cấm giao thông đường bộ giúp bạn tham gia giao thông an toàn và đúng quy định

Nội dung các biển báo cấm giao thông đường bộ hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay có tất cả 39 kiểu biển báo cấm với số ký hiệu được đánh dấu từ 101 đến 139. Ý nghĩa cụ thể của từng biển báo cấm giao thông đường bộ như sau:

Biển báo cấm 101: Biểu thị các tuyến đường cấm đối với mọi phương tiện giao thông cơ giới và cả thô sơ. Với biển báo cấm này, các phương tiện sẽ không được di chuyển ở cả 2 hướng. Riêng những phương tiện ưu tiên như xe cứu thương, xe cứu hỏa... vẫn sẽ được lưu thông tại các tuyến đường có biển cấm này.

Biển báo cấm 102: Cấm tất cả các loại xe không chạy vào chiều đặt biển số. Riêng các loại xe ưu tiên vẫn được di chuyển bình thường.

Biển báo cấm 103c: Cấm rẽ trái đối với tất cả loại xe cơ giới, xe mô tô 3 bánh. Riêng xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh và các loại xe ưu tiên vẫn được di chuyển bình thường.

biển báo cấm giao thông đường bộ

Biển báo cấm rẽ trái đối với xe cơ giới trên một tuyến phố

Biển báo cấm 104: Cấm tất cả các loại mô tô di chuyển qua, ngoại trừ một số mô tô nằm trong diện ưu tiên.

Biển báo cấm 105: Cấm tất cả các loại xe ô tô và mô tô chạy qua, trừ xe gắn máy và xe thuộc diện ưu tiên.

Biển báo cấm 106a: Cấm tất cả các loại xe ô tô chở hàng từ 1,5 tấn trở lên, máy kéo, xe máy chuyên dùng, trừ những loại xe nằm trong diện ưu tiên.

Biển báo cấm 106b: Cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng tải vượt quá số ghi trên biển cấm. Lệnh cấm này áp dụng với cả xe máy kéo, xe chuyên dùng.

Biển báo cấm 106c: Cấm tất cả các loại xe chở hàng hóa thuộc diện nguy hiểm.

Biển báo cấm 107: Cấm tất cả các loại ô tô chở khách, ô tô tải, máy kéo, xe máy thi công chuyên dụng, trừ những loại xe thuộc diện ưu tiên.

Biển báo cấm 108: Cấm tất cả xe cơ giới, kể cả mô tô, máy kéo và cả ô tô khách có gắn rơ-moóc, trừ các loại xe thuộc diện ưu tiên.

Biển báo cấm 109: Cấm các loại máy kéo, không kể máy kéo bánh hơi hay bánh xích di chuyển qua.

Biển báo cấm 110a: Cấm những người đi xe đạp chạy qua, nhưng được phép dắt xe đạp.

biển báo cấm giao thông đường bộ

Người đi xe đạp vào đường cấm đang bị công an xử phạt

Biển báo cấm 110b: Cấm xe đạp thồ chạy qua nhưng trường hợp dắt xe đạp qua sẽ không vi phạm quy định.

Biển báo cấm 111a: Cấm người dùng xe gắn máy chạy qua. Riêng xe đạp vẫn lưu thông bình thường.

Biển báo cấm 111b: Cấm các loại xe ba bánh có gắn động cơ như xe xích lô hay xe lam, xe lôi máy...

Biển báo cấm 111d: Cấm các loại xe ba bánh không gắn động cơ như xe lôi đạp hay xích lô chạy qua.

Biển báo cấm 112: Cấm người đi bộ di chuyển qua.

Biển báo cấm 113: Cấm tất cả các loại xe thô sơ hay xe chuyển động được người kéo, đẩy. Riêng với xe nôi trẻ em hoặc xe chuyên dùng cho đối tượng tàn tật vẫn được di chuyển qua các tuyến đường có biển cấm này.

Biển báo cấm 114: Cấm các loại xe vận tải hành khách hoặc hàng hóa bằng sức kéo của súc vật, kể cả chở trên lưng.

Biển báo cấm 115: Cấm tất cả các loại xe có trọng lượng vượt quá con số ghi trên biển báo, kể cả xe thuộc diện ưu tiên.

biển báo cấm giao thông đường bộ

Biển báo cấm các loại xe có trọng vượt quá quy định

Biển báo cấm 116: Cấm tất cả các loại xe có trọng lượng phân bổ trên một trục bất kỳ vượt quá con số ghi trên biển báo, ngay cả xe nằm trong diện ưu tiên.

Biển báo cấm 117: Cấm tất cả các loại xe có chiều cao vượt con số hiển thị trên biển số di chuyển qua. Trong trường hợp này cả những xe thuộc diện ưu tiên cũng không được chạy qua.

Biển báo cấm 118: Cấm tất cả các loại xe có chiều ngang vượt quá con số hiển thị trên biển số chạy qua, kể cả xe ưu tiên.

Biển báo cấm 119: Cấm các loại xe có độ dài vượt quá con số hiển thị trên biển số chạy qua, kể cả xe ưu tiên.

Biển báo cấm 120: Cấm các loại xe gắn moóc, ngay cả xe thuộc diện ưu tiên có chiều dài vượt quá con số hiển thị trên biển số chạy qua.

Biển báo cấm 130: Biểu thị khu vực cấm các phương tiện giao thông không được dừng và đỗ, trừ những loại xe nằm trong diện ưu tiên theo quy định hiện hành.

Biển báo cấm 131a: Cấm tất cả các loại xe cơ giới, xe mô tô ba bánh có gắn thùng phía sau rẽ trái. Riêng xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy và các loại xe nằm trong diện ưu tiên vẫn được lưu thông bình thường.

Việc nắm vững các biển báo cấm giao thông đường bộ không chỉ giúp người tham gia giao thông chấp hành đúng quy định pháp luật, mà còn hạn chế xảy ra các va chạm, tai nạn giao thông nguy hiểm đến tài sản và tính mạng.

 

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore