Chi phí cấp giấy phép lái xe ô tô tăng từ 15-30 triệu đồng, nguyên nhân do đâu?

15:00 | 03/03/2020

Từ ngày 01/06/2020, các quy định mới về việc cấp bằng lái ô tô chính thức được áp dụng. Đi kèm với đó là mức học phí tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3.

Việc đào tạo bằng cấp khó hơn

Về thực hành, chương trình học đã bổ sung 100 giờ học (bao gồm đạo đức lái xe và học sửa chữa xe cơ bản).

Về lý thuyết, bộ đề thi đã tăng từ 450 lên 600 câu. Trong đó, 100 câu bắt buộc phải làm đúng khi đi thi, nếu sai dù chỉ 1 trong số 100 câu này sẽ ngay lập tức bị trượt phần thi lý thuyết. Lúc này, người thi không thể tiếp tục làm các phần tiếp theo, đồng nghĩa với việc buộc phải học lại từ đầu.

Các cơ sở đào tạo phải trang bị đầy đủ, duy trì cabin học lái ô tô và thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học. Tất cả đều phải dựa theo quy trình chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đồng thời phải lắp đặt thiết bị giám sát và nhận dạng học viên trong thời gian học lý thuyết. Điều này đồng nghĩa với việc người học phải đi học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự thi sát hạch.

Chi phí cấp giấy phép lái xe ô tô tăng từ 15-30 triệu đồng, nguyên nhân do đâu?

Chi phí cấp giấy phép lái xe ô tô tăng từ 15-30 triệu đồng, nguyên nhân do đâu?

Các cơ sở sẽ trang bị máy chấm vân tay và lắp đặt camera giám sát để đảm bảo đủ thời lượng của học viên. Nếu không học đủ thời gian quy định, học viên sẽ không được thi lý thuyết.

Đặc biệt, học viên bắt buộc phải đào tạo và sát hạch trên thiết bị mô phỏng, dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2021, với thời gian 3 tiếng sau khi hoàn thành khóa tập lái trên sân và trước khi ra đường.

Trình tự sát hạch mới sẽ diễn ra theo quy trình sau, lý thuyết – mô hình – sa hình – đường trường. Như vậy, nếu không vượt qua được bài thi mô hình, thí sinh sẽ không được dự thi các phần tiếp theo.

Từ ngày 01/06/2020, mỗi giấy phép lái xe sẽ có một mã QR riêng. Nhờ đó, cơ quan chức năng có thể nhận biết được cơ sở, trung tâm cấp bằng cũng như tránh được tình trạng mua và làm bằng lái xe giả.

Học phí chưa có chuẩn chung

Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT quy định việc quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Thông tư này cũng nêu rõ: "Căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần…"

Dựa trên nội dung chính của Thông tư, học phí lái xe sẽ phụ thuộc vào cơ sở đào tạo, Nhà nước không can thiệp hay quy định mức học phí này. Cơ sở đào tạo sẽ quyết định học phí dựa trên nhiều yếu tố. 

Chi phí cấp giấy phép lái xe ô tô tăng từ 15-30 triệu đồng, nguyên nhân do đâu?

Cơ quan nhà nước chỉ có trách nhiệm kiểm tra và thanh tra các cơ sở này. Do đó, nếu cơ sở ban hành mức thu phí nhưng không thực hiện đúng các quy trình, quy chuẩn đào tạo lái xe sẽ bị cơ quan nhà nước xử lý theo quy định pháp luật.

Có thể thấy, việc tiến hành nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị theo quy chuẩn, tăng thêm giờ học, cũng như việc giám sát chặt chẽ sẽ khiến mức học phí tăng. Tuy nhiên, việc đồn thổi tăng lên đến 20 - 30 triệu thì chưa có cơ sở xác minh.

Do đó, sau khi quy định có hiệu lực, các cơ sở đào tạo lái xe trên cả nước sẽ không còn các khóa học bình dân để học vừa đủ, thi vừa đậu như hiện nay. Thay vào đó, các cơ sở đào tạo phải dạy theo các quy định bắt buộc.

Hiện tại, các trung tâm sát hạch lái xe đang có động thái ngưng nhận hồ sơ thi cấp giấy phép lái xe. Lúc này, người có nhu cầu học cần xác định rõ, tránh bị lừa đảo hoặc phải trả mức giá quá cao. Để đảm bảo việc thi không gặp trục trặc, người có nhu cầu học cần đến các đơn vị trung tâm sát hạch được đăng tải trên trang web của Sở Giao thông vận tải.

Nguồn: cafeauto.vn

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore