Mở cửa xe gây tai nạn sẽ bị tước bằng lái đến 4 tháng

17:05 | 24/07/2018

Những vụ tai nạn thương tâm do chủ xe ô tô thiếu quan sát và mở cửa sai cách đã xảy ra khá nhiều. Hãy cùng Banotore.com tìm hiểu về việc xử lý cũng như mức phạt đối với trường hợp này.

Mở cửa xe gây tai nạn sẽ bị tước bằng lái đến 4 tháng 1

Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra do chủ xe ô tô mở cửa thiếu quan sát và sai cách

Vào tháng 7 năm ngoái, một chiếc ô tô dừng ngược chiều đã mở cửa xe bất ngờ khiến cô gái chạy xe máy từ phía sau lên ngã ra đường xe tử vong. Hay mới đây có vụ một chiếc ô tô 4 chỗ đang đỗ xe ven đường bất ngờ mở cửa khiến người đàn ông đi xe máy ngã sang làn đường ô tô. Hậu quả là người đàn ông bị một chiếc xe hơi khác đâm trúng, kéo lê hàng chục mét và bị thương nặng. Những sự việc trên đã gây bức xúc cho nhiều người.

Để tránh những tai nạn đáng tiếc như trên, các chuyên gia về pháp luật xe khuyên người điều khiển ô tô phải dừng đúng đoạn đường được phép dừng, đỗ. Đồng thời hạn chế đỗ xe ở những đoạn đường quá hẹp.

Bên cạnh đó, người lái cần quan sát kỹ trước sau bằng mắt và kính chiếu hậu khi mở cửa xe. Lưu ý mở cửa xe chậm rãi nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những phương tiện khác đang lưu thông.

Về xử lý vi phạm và mức phạt, điểm đ, khoản 3, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển phương tiện không được mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn.

Theo điểm g, khoản 2, Điều 5 nghị định số 46/2016/NĐ-CP, chủ xe khi mở cửa hoặc để cửa xe mở không đảm bảo an toàn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Trường hợp người điều khiển xe hơi vi phạm hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng theo quy định tại điểm c, khoản 12, Điều 5.

Mở cửa xe gây tai nạn sẽ bị tước bằng lái đến 4 tháng 2

Mở cửa xe gây tai nạn sẽ bị tước bằng lái đến 4 tháng 

Điều 590 của Bộ luật dân sự quy định, người lái xe hơi gây tai nạn phải bồi thường cho bên bị nạn các chi phí sau:

- Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

- Chi phí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

- Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm hại, không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Nếu người lái ô tô gây tai nạn nhưng không bồi thường thì người bị nạn có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

>>> Xem thêm: Các mức phạt dành cho tài xế ô tô khi không đem giấy tờ xe trong năm 2018

Nguồn: Banotore.com

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore