Tìm hiểu về mã lực là gì, phân loại và cách quy đổi

10:50 | 04/03/2022

Mã lực là khái niệm được nhiều người nhắc đến khi xem xét và đánh giá công suất của động cơ ô tô. Vậy mã lực là gì, cách phân loại và quy đổi như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này từ đó đưa ra sự lựa chọn xe phù hợp.

1. Mã lực là gì?

Mã lực là thông số kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong đánh giá sức mạnh động cơ, tốc độ tối đa của xe. Giá trị này tỷ lệ thuận với khối lượng của vật, quãng đường nhưng tỷ lệ nghịch với thời gian. Nên động cơ càng có nhiều mã lực thì sẽ có khả năng di chuyển vật có khối lượng càng lớn trên quãng đường, thời gian nhất định.

Mã lực là khái niệm được nhắc đến nhiều khi đánh giá động cơ của xe tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về mã lực trên ô tô là gì?

Mã lực có tên tiếng anh là Horsepower, là một đơn vị được dùng để đo công suất các loại máy móc, cũng như các thiết bị: điều hòa, máy lạnh,… Vào năm 1782, James Watt đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về mã lực với cách hiểu đơn giản là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75 kg, lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây, tức là 1 mã lực = 75kgm/s.

Khái niệm này xuất hiện khi James Watt muốn đo sức mạnh của một con ngựa trong một phút có thể kéo được thùng chứa bao nhiêu nước. Khi di chuyển với tốc độ bình thường thì kết quả là 550ft - lbs/s. Đến sau này, các nhà khoa học đã đặt tên cho định nghĩa của ông là mã lực cơ học, với độ chính xác 1 mã lực bằng 745,69987158227022W.

Mã lực là gì 

James Watt đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về mã lực là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75 kg, lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây

Đơn vị đo mã lực:

Thông thường, động cơ của xe có càng nhiều mã lực thì tốc độ di chuyển trên một quãng đường nhất định của chiếc xe đó sẽ càng nhanh. Vậy, đơn vị đo mã lực máy móc, mã lực xe là gì? Tùy thuộc vào mỗi nước mà mã lực sẽ có đơn vị khác nhau, ở nước Anh là HP, Đức là PS, CV ở Pháp,… 

2. Phân loại mã lực

Sau khi đã hiểu được khái niệm mã lực là gì bạn nên biết cách phân loại chúng. Bởi vì, các nhà khoa học đã đưa ra các loại mã lực khác nhau để phù hợp với điều kiện của từng ngành công nghiệp. Hiện nay, có khoảng 4 loại mã lực được sử dụng phổ biến, đó là:

Mã lực cơ học:

Mã lực cơ học được sử dụng phổ biến ở các nước Bắc Mỹ - nơi có nền công nghiệp phát triển trên thế giới. Với mục đích đo lường công suất của động cơ, motor, mã lực cơ học có đơn vị được kí hiệu là HP(I).

Mã lực là gì

Mã lực cơ học được sử dụng nhằm mục đích đo lường công suất của động cơ, motor với đơn vị được kí hiệu là HP(I).

Mã lực hệ mét:

So với mã lực cơ học thì giá trị của mã lực hệ mét chỉ chiếm 98,6%, tương đương khoảng 735,498W. Đây là loại mã lực được sử dụng phổ biến nhất, với đơn vị là HP(M). 

Mã lực điện:

Mã lực điện ra đời nhằm phục vụ cho việc đo lường sức mạnh của các máy móc, động cơ  ô tô chạy bằng năng lượng điện. Với tên tiến anh là Electrical Horsepower, đơn vị mã lực điện được ký hiệu là HP(E) có giá trị 1HP(E) = 746 W.

Mã lực là gì

Mã lực điện ra đời nhằm phục vụ cho việc đo lường sức mạnh của các máy móc, động cơ  ô tô chạy bằng năng lượng điện

Mã lực nồi hơi:

Mã lực nồi hơi được dùng để đo khả năng hoạt động của nồi hơi cung cấp hơi cho các động cơ sử dụng hơi nước. Với đơn vị là HP(S), mã lực nồi hơi có giá trị tỷ lệ với năng lượng nhiệt cần để khiến 34,5lb nước ngọt ở 212 độ F bay hơi trong một giờ. Ban đầu khi mới sử dụng, công suất lò hơi sẽ gần tương đương với công suất động cơ hơi nước được cung cấp bởi lò.

Ngoài những mã lực phổ biến trên, hiện nay còn có nhiều loại khác như:

  • Mã lực thủy lực: được dùng để tính công suất cơ học cần cho việc tạo ra dòng chảy, với tốc độ đã biết.

  • Mã lực thanh kéo: là chỉ số đo được từ sức mạnh của một đầu máy có sẵn, cung cấp lực để di chuyển đồ vật.

  • Mã lực thuế: được áp dụng trong đánh giá phi tuyến tính của các xe cơ giới, từ đó đưa ra mức thuế cần đóng.

  • Mã lực RAC: là chỉ số biểu thị cho sức mạnh của những chiếc xe hơi ở nước Anh vào đầu thế kỉ XX.

Sau khi nắm được những loại mã lực cơ bản thì chắc hẳn bạn đã biết mã lực xe là gì? Hiện nay ngành công nghiệp xe hơi chủ yếu áp dụng mã lực cơ học và mã lực hệ mét. 

3. Cách quy đổi mã lực

Hiện nay mã lực không còn là đơn vị được dùng phổ biến như trước, thay vào đó việc đo đạc, tính toán công suất chủ yếu tính bằng BTU, W, kW. Vậy, giá trị của mã lực sẽ được quy đổi như thế nào?

Dưới đây là công thức chuyển đổi mà bạn có thể áp dụng sao cho phù hợp với từng loại mã lực:

Chuyển đổi sang W:

Để chuyển đổi mã lực thành đơn vị tính bằng công suất, bạn nên áp dụng công thức: W= HP(I) x 0,7456 x 1000. Vì một mã lực cơ học có giá trị bằng 0,7456 kW mà 1kW = 1000W nên khi chuyển sang đơn vị này bạn phải nhân với 1000.

Chuyển đổi mã lực điện sang W:

Vì một mã lực điện có giá trị bằng 0,746 kW nên công thức chuyển đổi mã lực điện sang W sẽ là: W= HP(E) x 0,746 x 1000.

Chuyển mã lực hệ mét sang W:

Thông thường, một mã lực hệ mét sẽ bằng 0,735499 kW. Vì vậy khi chuyển đổi sang W bạn phải tính theo: W = HP(M) x 0,735499 x 1000.

Chuyển mã lực nồi hơi sang W:

Được biết một mã lực nồi hơi sẽ bằng 9,8095 kW nên khi đổi sang đơn vị W bạn phải nhân thêm 1000. Công thức tính sẽ là: W= HP(S) x 9,8095 x 1000.

Mã lực là gì

Hiện nay mã lực không còn là đơn vị được dùng phổ biến như trước, thay vào đó việc đo đạc, tính toán công suất chủ yếu tính bằng BTU, W, kW

Như vậy bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề mã lực là gì. Dựa vào giá trị này bạn có thể biết được hiệu suất làm việc của động cơ, từ đó lựa chọn được loại xe phù hợp. Khi động có nhiều mã lực và momen xoắn thì khả năng tăng tốc sẽ nhanh hơn và tốn nhiên liệu hơn.

Tin rao theo hãng

Tin đã lưu (0)
Mở gian hàng miễn phí trên Banotore